Một vài người bạn lớn tuổi hơn tôi gợi ýrằng chúng tôi nênđánhcho Andrew một trận, nhưng tôi không muốn làm kẻ bắt nạt đau đớn; tôi chỉ muốn nó câm miệng. Cuối cùng tôi quyết định đương đầu với cậu ta. Tôi huy động sức mạnh từ sự giận dữ và sợ hãi của mình và sử dụng nó để lái xe lăn thẳng tới trước mặt cậu ta vào một ngày nọ trong hành lang,sau khi cậu ta gào lên những lời thô tục nhằm vào tôi như mọi khi.
Andrew trông thậm chí còn to lớn hơn khi tôi nhìn cậu ta ở khoảng cách thật gần. Đó là một trong những lần tôi ước gì xe lăn của tôi được trang bị động cơ có thể húc đổ tường. Tuy nhiên, tôi có thể thấy rằng kẻ bắt nạt tôi ngạc nhiên trước sự tiến lên đầy dũng cảm của tôi.
“Tại sao cậu lại làm chuyện đó?”. Tôi hỏi.
“Làm gì?”. Cậu ta hỏi vặn.
“Tại sao cậu trêu chọc tôi, tại sao cậu nói những câu đó?”. Tôi hỏi.
“Tao nói thế làm mày khó chịu phải không?”
“Đúng vậy, mỗi lần cậu nói như vậy tôi đều cảm thấy đau đớn.”
“Tớ không hiểu điều đó. Tớ chỉ đùa thôi. Tớ xin lỗi.”
Dường như cậu ta thật lòng muốn xin lỗi tôi, vậy nên tôi chấp nhận lời xin lỗi đó và chúng tôi bắt tay nhau.
Chỉ là đùa thôi!
Nhưng quả thật tôi đã nói “Tớ tha thứ cho cậu”, và điều đó dường như khiến cậu ta ngạc nhiên. Từ đó cậu ta không quấy rầy tôi nữa. Tôi dám chắc rằng Andrew không nghĩ bản thân cậu là một kẻ bắt nạt người khác. Thường thì những kẻ bắt nạt không nghĩ như vậy. Họ nghĩ họ chỉ đùa hoặc trêu chọc ai đó hoặc cố gây cười mà thôi. Đôi khi người ta không ý thức được lời mình nói khiến người khác bị tổn thương như thế nào.
Nhưng khi họ hiểu ra, họ cần phải chấm dứt hoặc cần bị buộc phải chấm dứt hành động của mình.
Andrew có lẽ là một trong những người gặp khó khăn trong việc hiểu những người khuyết tật. Có lẽ cậu ta đã cố gắng bắc nhịp cầu qua khoảng cách giữa sự bình thường (cậu ta) và sự khác biệt (tôi) bằng cách trêu chọc tôi. Dù lý do của cậu ta là gì chăng nữa, Andrew cũng đã khiến tôi bị tổn thương và phá hỏng những ngày đến trường của tôi bằng những lời bình phẩm thiếu suy nghĩ của mình.
Khi cha mẹ của Daniel nói với tôi rằng cậu bé bị bắt nạt ở trường, những cảm xúc của ngày xưa quay trở lại khiến tôi đau đớn tựa như đang phải chịu đựng những vết thương cũ tái phát. Daniel và tôi rất giống nhau, không chỉ về hình thể, và còn giống nhau ở chỗ rất hay bị bắt nạt. Daniel là một cậu bé thích vui đùa, thích giao du và tôi biết rằng việc thường xuyên bị bắt nạt sẽ cướp đi niềm vui của cậu và châm ngòi cho những cảm giác bất an giống như tôi khi xưa.
Vậy nên tôi đề nghị được đến trường của Daniel nói chuyện với học sinh về sự nguy hại và tàn nhẫn của thói bắt nạt. Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ ý kiến đó. Họ mời tôi nói chuyện với học sinh của tất cả các lớp, từ lớp mẫu giáo lớn cho đến lớp năm, và tôi rất vui khi các thầy cô giáo của trường đã làm tất cả những gì có thể để giúp cho buổi diễn thuyết của tôi diễn ra như mong muốn. Họ để Daniel nói chuyện với tất cả các học sinh về những gì cậu bé có thể làm và không thể làm, về cách cậu làm những việc cụ thể, kể về cuộc sống của người không chân, không tay.
Mỗi ngày của Daniel đều là sự cố gắng hết mình. Mọi người ở trường học của cậu hiểu rằng tôi là người bạn tốt và là người ủng hộ nhiệt tình nhất của cậu bé, và rằng tôi sẽ phiền lòng nếu ai đó còn bắt nạt cậu bé. Tôi đã nói với các học sinh rằng hãy trở nên thân thiện, đừng trở nên tàn nhẫn. Không chỉ có vậy, từ góc nhìn của mình và từ quan điểm chung của mọi người, tôi đã nói về sự nguy hại và sự tàn nhẫn của thói bắt nạt. Tôi cũng nói về ảnh hưởng tiêu cực mà các nạn nhân của hành động bắt nạt phải gánh chịu và những cách để nhận thấy một ai đó đang bị bắt nạt. Tôi khuyến khích tất cả mọi người hãy lên tiếng và hành động để ngăn chặn thói bắt nạt trong cộng đồng của mình.