Trưa hai mươi tám Tết, An thu dọn quần áo, đồ đạc vào va li một cách nhanh chóng. Anh mừng rỡ và nôn nóng cho thời gian trôi thật nhanh để kịp lúc về quê đón giao thừa cùng gia đình. Nơi ấy có mái tranh tàn tạ, mẹ già thao thức chờ con và đàn em nhỏ dại. Với số tiền thưởng tương đối khá sau một năm lao động chăm chỉ, An sẽ sắm vài bộ đồ mới cho lũ em, phụ mẹ lo toan cúng kiến , trang trí nhà cửa và đón Tết trong sung túc, hạnh phúc.
Điện thoại reo, cô Sáu bà con xa của anh cũng từ quê lên Sài Gòn tìm việc làm. Giữa cái xứ xa hoa này, những người tha phương thường tìm đến sự giúp đỡ của nhau để nỗi nhớ nhà bớt đi chút ít.
- An hả con, qua giúp cô với...
- Có chuyện gì thế cô. Được rồi, cháu sẽ qua ngay...
An vội vã đến nhà bà Sáu. Thì ra trong lúc quét dọn bà Sáu vô tình làm chập mạch điện ngay ỗ cắm. Cái sự cố cỏn con này, An gặp khá nhiều, nên nó không thành vấn đề đối với anh.
An giúp bà sữa chữa và thu dọn nhà cửa. Xong đâu đó, An được bà thiết đãi một bữa linh đình. Trong lúc ăn, tiếng cười, nói của hai cô cháu nổ ra như bắp rang. Họ hỏi thăm nhau về công việc của một năm qua, chia sẽ nỗi buồn của những người xa xứ.
- Thôi hai giờ rồi, chào cô, cháu ra bến xe cho kịp giờ ạ...
An vội vã đứng dậy chào bà Sáu. Từ nhà bà Sáu đến bến xe miền Tây không xa lắm nên anh đi bộ.
Trên đường đi, An gặp một bà cụ trông khá già yếu. Lưng bà còng, mái tóc bạc thưa thớt, đôi mắt híp lại đục ngầu, da dẻ đồi mồi, chảy xệ...
Bà cụ ngồi khóc thút thít bên lề đường cùng với túi đồ bị thũng một lỗ.
- Bà ơi, bà bị gì mà ngồi đây thế. Cháu có thể giúp được gì cho bà?
- Lũ bất lương,...nó lợi dụng ta bất cẩn xếp hàng mua vé về quê mà rạch túi lấy hết vốn liếng rồi. Không có tiền thì bốn đứa cháu ta đón Tết bằng gì đây...
Như khơi trúng nỗi lòng, bà càng khóc nhiều hơn.
An chết lặng hồi lâu. Tâm trí anh bắt đầu hoang mang.
Trên đường, phố xá vẫn nhộn nhịp đón chào năm mới sắp đến. Xe cộ vẫn đông đúc. Người người vui tươi cười nói. Tất cả đều không chú ý và tỏ vẻ quan tâm đến nỗi bất hạnh bên lề đường.
Đôi lúc ý nghĩ sẽ nhắm mắt bước tiếp bỏ lại bà cụ một mình ngồi đó, le lói trong đầu An.
Nếu bước tiếp, cuộc sống của An vẫn bình thường. An vẫn sẽ về quê kịp lúc đón giao thừa cùng gia đình. An vẫn còn đủ tiền mua vài bộ đồ làm quà cho lũ em. Sẽ không một ai có quyền lên tiếng chê trách An, vì chính bản thân họ cũng như vậy.
Và cuối cùng, An nhắm mắt bước đi bỏ lại sau lưng bà cụ khốn khổ.
Nhưng chỉ được vài bước, An bỗng đứng sững lại. Một kỷ niệm không mấy là đẹp đẽ đang ùa về trong tâm trí. Anh nhớ vào cái ngày mới lên thành phố, còn lạ nước lạ cái, còn bỡ ngỡ và ngây ngô của một người dân quê chân chất hiền lành.
Công việc đầu tiên anh làm khi đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn này cũng là nhận vé số từ các đại lý lớn rồi quanh quẩn bán dạo cho các quán cafe , quán ăn. Một lần xui rũi An bị hai kẻ gian lừa mất cả cọc vé số. Hụt cả vốn lẫn lời, anh chuyển sang bốc vác cho các sạp trái cây trong chợ. Tất nhiên chưa đến tháng và cũng vì mới vào làm, những người chủ sẽ không bao giờ cho anh ứng tiền. Và tháng đó anh tưởng mình phải nhập viện vì uống nước cầm bụng...
Cũng may, ông Trời cũng thương người ở lành, An gặp lại được dì Sáu và cơn đói cùng cực cũng vượt qua.
Nhớ lại chuyện xưa, An bỗng rùng mình. Rồi bà cụ bán vé số ấy sẽ sao đây, nếu anh vẫn mang trái tim lạnh giá như bao người lướt trên phố?
Cuộc chiến giữa tình cảm và lý trí bắt đầu nổ ra. Lý trí luôn bảo anh: Mày giúp họ, rồi mày sẽ được gì? Mày nhắm có thể giúp tất cả mọi người không? Mày còn mẹ và các em ở dưới quê....