Võ thuật
Yến Thanh Quyền (Yan Qing Quan 燕青拳), tên chính xác là Mê Tung nghệ (chữ Hán: 迷蹤藝); bính âm Hán ngữ: Mízōngyì; dịch nghĩa tiếng Anh "Lost Track Skill"), hay được biết dưới tên Mê Tung quyền (chữ Hán: 迷蹤拳; bính âm: Mízōng quán; dịch nghĩa tiếng Anh: "Lost Track Fist") có nguồn gốc từ bài quyền Mê Tông La Hán của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (chữ Hán: 迷蹤羅漢; bính âm: Mízōng Luóhàn.)
Yến Thanh quyền còn được gọi là Nghê Tung quyền, Mật Tung quyền, Mê Tung nghệ (Mật Tông là một dòng tu kín trong Phật giáo ở Trung Hoa và Miến Điện), Mê Lộ quyền (đường quyền bí hiểm), Mê Tung nghệ (vết chân bí hiểm) mượn sự tích ăn trộm đào tường khoét vách không để lại dấu vết của nhân vật Yến Thanh trong Thủy Hử truyền lại. Mê (迷) có nghĩa là biến ảo (không để lại dấu vết), tông hay tung (蹤) có nghĩa là dấu vết, dấu chân, tạm dịch những bước chân kỳ ảo.
Nguồn gốc
Gọi là Yến Thanh quyền là vì môn quyền này nổi tiếng từ một người anh hùng dân gian trong cuộc khởi nghĩa của nông dân thời Bắc Tống tên là Yến Thanh, sau này Thi Nại Am đã tiểu thuyết hóa Yến Thanh thành một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong bộ tiểu thuyết anh hùng Thủy Hử.
Còn một thuyết khác kể lại rằng các nhà sư và tăng nhân ở Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam luôn luôn phải đối phó bọn giặc khỉ cụt đuôi vào chùa ăn trộm và ra đi không để lại dấu vết khiến họ phải canh phòng và rình mò truy đuổi nhưng không bao giờ tìm được hang ổ của chúng vì chỉ đuổi được một đoạn đường là chúng mất dạng trong các khe núi. Điều này đã gợi ý kích thích sáng tác ở các nhà sư Thiếu Lâm sáng tạo ra một loại quyền thuật kỳ lạ này.
Ở ngoài đời đã có thuyết "Đông là Yến Thanh (Chỉ vùng Sơn Đông), Tây là Nghê Tông (chỉ vùng Hà Nam)". Hoắc Nguyên Giáp nhà võ học nổi tiếng (1869-1910) người huyện Tĩnh Hải (Hà Bắc) luyện lại gọi là Mê Tông nghệ, Trương Diệu Đình ở Thương Châu (Hà Bắc) truyền môn này gọi là Yến Thanh quyền.
Ở Thanh Châu (Sơn Đông) lại gọi là Yến Thanh Thần Chùy, một dải Thiên Tân truyền môn này lại gọi là Yến Thanh Thập Bát Phiên (18 lần lật của Yến Thanh).
Sau này Hoắc Nguyên Giáp đã dùng Mê Tung quyền đánh bại tất cả các võ sĩ Trung Hoa và phương Tây và lập ra Tinh Võ Thể Dục Hội (Chin Wu Athletic Association) tại Thượng Hải.
Đặc điểm kỹ pháp
Đặc điểm của Yến Thanh quyền là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật (nhàn hạ thoải mái), trọng công phu trọng khéo léo, đủ cả cứng mềm. Về thủ pháp thì chủ yếu là móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép, chú trọng kỹ pháp cầm nã.
Về thoái pháp (bộ pháp: tấn pháp - cước pháp) chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất cả đến khều âm cước xé giữa hai chân, liên hoàn dậm, tránh chân (đóa tử cước) biểu thị yêu cầu tập trung vào một điểm mà đề cập tới cả tám phương.
Môn quyền này về cơ bản được tích hợp giữa phong cách của các loại quyền thuật Bắc Thiếu Lâm pha trộn với phong cách quyền thuật của Đạo gia như Nội gia quyền (hiện nay có nhiều người lầm lẫn Thái Cực quyền là Nội gia quyền, sẽ được bàn sau) và Bát Quái chưởng.
Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp thì lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thâu, móc) làm chính. Coi trọng đòn chân, trừ các phép thường dời, đè, đá, dựa ra còn có đá bao, đá cọc gỗ v.v.. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực sự thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra (đòn) lúc không để ý. Trong quyền quyết nói: "Thấy cứng rụt tay về, về tay vào tay lén, tay lén mà ngắt tay, ngắt tay vào ôm tay"
"Kiến cương nhi hồi thủ
hồi thủ nhập thâu thủ
thâu thủ nhi thái thủ
thâu thủ nhi thái thủ"
Thế quyền tuy nghiêm ngặt mà vẫn chuyên chú tính uyển chuyển của Bắc Thiếu Lâm và phong thái tiêu diêu nhàn nhã của Đạo gia.
Về bài bản có Mật Tông mẫu quyền (mẹ Mật Tông), luyện thủ quyền, đại tiểu ngũ hổ quyền, Mật tông trường quyền, Yến thanh quyền, Yến Thanh giá, Yến thanh thần chùy, Yến thanh phiên tử, Yến Thanh chưởng, tam bộ giá, bát dả quyền, tứ lộ bôn đả (chạy đánh bốn đường) v.v...
Về khí giới thì có Yến Thanh đao, Yến Thanh quải, Minh đường đao, Thanh Long Kiếm, Nhị Lang côn, Đối với sách tán thủ thì có Yến Thanh tam đả, Yến thanh thập đả, Yến thanh thập tứ thủ, Ngũ hoa miên quyền (quyền mềm như bông), Bán tỵ phong đoản đả (đánh gần nửa tránh gió), Lý ngoại chiến (đánh trong ngoài), Nghênh diện đối (nghênh mặt đón v.v...
Ngoài ra còn khinh công, ngạnh công, bảo kiện công (loại công phu dưỡng sinh