Võ thuật
CHƯƠNG II
LUẬT THI ĐẤU KATA
Điều 15: Thảm thi đấu Kata
15.1. Thảm thi đấu phải bằng phẳng và không có chướng ngại.
15.2. Thảm đấu phải đủ điều diện tích để trình diễn một bài quyền mà không bị gián đoạn. Giải thích: Để thích hợp cho việc trình diễn bài quyền yêu cầu thảm phải nhẵn và chắc chắn, thường là được dùng chung với thảm thi đấu kumite.
Điều 16: Trang phục chính thức
16.1. Các VĐV và trọng tài phải mặc đồng phục như đã qui định ở Điều 2 của Luật thi đấu Kumite.
16.2. Bất kỳ người nào không tuân theo qui định này đều có thể bị truất quyền.
Giải thích:
1. Bộ trang phục thi đấu karate không được tung ra trong khi trình diễn bài quyền.
2. Các VĐV mặc võ phục không đúng qui định sẽ cho phép 1 phút để chỉnh trang lại.
Điều 17: Tổ chức thi đấu Kata
17.1. Thi đấu kata gồm hai nội dung: đồng đội và cá nhân. Thi đấu đồng đội là thi đấu giữa các đội (gồm 3 VĐV một đội). Các đội chỉ được phép gồm toàn VĐV là nam hoặc toàn VĐV là nữ. Thi đấu kata cá nhân là thi đấu giữa các cá nhân dành cho nam riêng và dành cho nữ riêng.
17.2. Thi đấu theo thể thức đấu loại với Repechage.
17.3. Các VĐV sẽ phải trình diễn các bài quyền bắt buộc (Shitei) và các bài quyền tự chọn (Tokui) trong thi đấu. Các bài quyền phải thuộc các hệ phái mà WKF chấp nhận, đó là Goju, Shito, Shoto và Wado. Ở 2 vòng đầu tiên thì không cho phép (không chấp nhận) sự chỉnh lý nào về kỹ thuật. Danh bạ các bài tự chọn được ghi trong phụ lục 7.
17.4. Ở 2 vòng đầu tiên VĐV chỉ được phép chọn bài quyền thuộc trong danh bạ các bài bắt buộc. Không cho phép bất cứ một sự chỉnh lý nào về kỹ thuật cho các bài quyền này.
17.5. Ở các vòng đấu tiếp theo VĐV có thể chọn bài quyền trong danh bạ các bài tự chọn ở phụ lục 7. Sẽ chấp nhận sự chỉnh lý kỹ thuật của bài quyền theo hệ phái mà VĐV được huấn luyện.
17.6. Ở mỗi vòng đấu VĐV phải trình diễn bài quyền khác nhau, một khi bìa quyền đã trình diễn rồi thì không thể được lặp lại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lượng trận đấu có thể ấn định thêm một vòng đấu loại, bài quyền của vòng loại này được chọn từ trong danh bạ các bài bắt buộc và có thể được trình diễn lại ở vòng sau.
17.8. Ở các trận chung kết của thi đấu kata đồng đội, hai đội vào chung kết sẽ trình diễn như thường lệ bài quyền tự chọn trong danh bạ các bài Tokui ở phụ lục 7. Sau đó hai đội sẽ phải biểu diễn phần phân thế về ý nghĩa của bài quyền đó (Bunkai). Thời gian cho phép trình diễn Bunkai là 3 phút.
Điều 18: Tổ trọng tài
18.1. Tổ trọng tài cho mỗi trận đấu sẽ do HĐTT hoặc TT trưởng sàn chỉ định.
18.2. Ngoài ra còn chỉ dịnh người ghi biên bản và phát thanh viên.
Giải thích:
1. Tổ trưởng tổ trọng tài điều hành trận đấu kata sẽ ngồi đối diện với VĐV, còn hai trọng tài kia sẽ ngồi ở bên phải và bên trái, hướng mặt vào trang thảm, ở vị trí 2m cách đường trung tâm của thảm đấu (được hình dung kẻ chia thảm ra thành 2 phần) và nằm về phía ra vào của VĐV. Cả 3 trọng tài đều được trang bị cờ đỏ và cờ xanh.
Điều 19: Tiêu chuẩn để quyết định
19.1. Bài quyền phải được VĐV trình diễn hết khả năng và thể hiện được ý nghĩa sâu xa theo ý niệm truyền thống mà nó chứa đựng.
Để đánh giá sự trình diễn của VĐV trọng tài sẽ dựa vào các tiêu chuẩn sau:
19.1.1. Sự thể hiện chân thực ý nghĩa của bài quyền.
19.1.2. Hiểu được các kỹ thuật được dùng như thế nào (Bunkai).
19.1.3. Đúng lúc (timing), nhịp điệu, tốc độ, thăng bằng và độ tập trung lực (Kime).
19.1.4. Việc sử dụng hơi thở đúng, hợp lý để hỗ trợ kime.
19.1.5. Nhãn pháp chuẩn (Chankugan) và sự tập trung cao.
19.1.6. Tấn chuẩn (Dachi) bởi trọng tâm và chân di chuyển sát mặt sàn.
19.1.7. Thể hiện đan điền (Hara) hợp lý, không nhô lên nhô xuống khi di chuyển.
19.1.8. Thể hiện kỹ thuật chuẩn đặc trưng cho hệ phái.
19.1.9. Việc trình diễn còn được đánh giá với tư cách nhìn liên quan với một số điểm khác.
19.1.10. Thể hiện sự đồng đều trong thi kata đồng đội không nhờ vào các ám hiệu trợ giúp.
19.2. Ở hai vòng đấu đầu tiên, VĐV thể hiện sự chỉnh lý kỹ thuật của bài quyền thì sẽ bị truất quyền. VĐV mà dừng lại khi thực hiện bài quyền hoặc là biểu diễn một bài quyền khác với khi đọc tên thì sẽ bị truất quyền.
Giải thích:
1. Bài quyền (Kata) không phải là một điệu múa hay việc thể hiện mang tính sân khấu, nó được gắn liền với các giá trị và nguyên tắc mang tính truyền thống. Nó phải thể hiện được sự thật tính chiến đấu cũng như sự tập trung cao độ, sức mạnh và khả năng đích thực của đòn. Nó phải được thể hiện mạnh, có lực và tốc độ cũng như phong thái, nhịp điệu và sự thăng bằng.
2. Thi đấu kata đồng đội, 3 VĐV sẽ bắt đầu bài quyền bằng viêch quay mặt về cùng một hướng và về phía tổ trưởng tổ trọng tài.
3. Ba VĐV của đội phải thể hiện hết khả năng ở tất cả các khía cạnh cảu bài quyền cũng như phải đều. 4. Ra ám hiệu để bắt đầu và kết thúc việc trình diễn, dậm chân, vỗ vào ngực, tay, võ phục, thở ra không hợp lý đều được xem như là việc trợ giúp, nó sẽ được các trọng tài lưu ý tới khi đưa ra quyết định.
Điều 20: Diễn biến trận đấu
20.1. Bắt đầu mỗi trận đấu, khi nghe rồi đáp lại tên được gọi, 2 VĐV, một đeo đai đỏ (Aka) và một đeo đai xanh (Shiro) sẽ đứng thành hàng ngang ở bên ngoài vạch thảm đấu đối diện với tổ trưởng tổ trọng tài. Cúi chào xong tổ trọng tài, Shiro sẽ lùi ra ngoài thảm đấu. Aka tiến vào vị trí chuẩn bị, đọc tên bài quyền và bắt đầu thi đấu. Sau khi kết thúc bài quyền Aka sẽ rời thảm đấu và đợi phần thi đấu của Shiro. Shiro kết thúc, cả hai VĐV sẽ trở về vị trí như lúc đầu và đợi quyết định của tổ trọng tài.
20.2. Nếu như bài quyền không tuân theo luật hoặc có chỗ bất thường thì tổ trọng tài có thể gọi các trọng tài khác để hội ý.
20.3. Nếu VĐV bị truất quyền thì tổ trưởng trọng tài sẽ dùng cờ lệnh như ký hiệu Torimasen trong thi đấu kumite.
20.4. Sau khi thi đấu xong cả hai bài quyền, 2 VĐV sẽ đứng thành hàng ngang ở ngoài vạch thảm đấu. Tổ trưởng tổ trọng tài sẽ hô hantei để quyết định và thổi 2 tiếng còi, cùng lúc 3 cờ sẽ giơ lên.
20.5. Tổ trưởng tổ trọng tài sẽ thổi thêm một hồi còi ngắn nữa, sau đó các cờ sẽ được hạ xuống.
20.6. Quyết định sẽ được giành cho Aka hoặc Shiro, không được phép hòa. VĐV giành được 2 hoặc 3 cờ biểu quyết đựoc phát thanh viên công bố là người thắng cuộc.
20.7. Các VĐV cúi chào nhau, sau đó chào tổ trọng tài và rời khỏi thảm đấu.
Giải thích: Điểm bắt đầu trình diễn bài quyền là trong phạm vi của thảm đấu.
PHỤ LỤC 1: THUẬT NGỮ TRONG KARATE
SHOHU HAJIME:
Bắt đầu trận đấu: Sau khi hô TTC sẽ lùi lại sau một bước.
ATOSHI BARAKU:
Còn một ít thời gian: TT thời gian cho tín hiệu còn 30 giây nữa sẽ kết thúc trận đấu và TTC sẽ hô "Atoshi baraku".
YAME:
Dừng lại: Tạm dừng hoặc kết thúc trận đấu, khi hô TTC sẽ đánh thẳng tay theo hướng từ trên - về trước.
MOTO NO ICHI:
Vị trí ban đầu: Cả 2 VĐV và TTC đều trở về vị trí ban đầu.
TSUZUKETE:
Tiếp tục thi đấu: Lệnh nhắc nhở tiếp tục khi trận đấu đang diễn ra (chưa có lệnh tạm dừng).
TSUZUKETE HAJIME:
Tiếp tục thi đấu - bắt đầu: TTC đứng tấn trước, khi hô "Tsuzukete..." hai bàn tay mở hướng về phía 2 VĐV. Khi hô "...Hajime" thì quay lòng bàn tay vào và đưa nhanh chúng lại gần nhau, cùng lúc đó bước về sau.
SHUGO:
Gọi trọng tài phụ: TTC gọi TTP khi trận đấu kết thúc hoặc để hội ý về hình phạt Shikkaku.
HANTEI:
Biểu quyết: TTC yêu cầu biểu quyết, sau một tiếng còi ngắn các TTP sẽ đưa ra quyết định của mình bằng cờ lệnh và cùng lúc đó TTC cũng đưa ra ý kiến của mình bằng cách giơ một tay (hoặc 2) lên.
HIKIWAKE:
Hòa: Trong trường hợp hội ý (Hantei) đưa ra quyết định là hòa TTC sẽ bắt chéo 2 tay trước ngực rồi phất hai tay sang hai bên và lòng bàn tay xoay hướng ra phía trước.
TORIMASEN:
Không chấp nhận kỹ thuật ăn điểm: TTC bắt chéo tay, cắt nhau lòng bàn tay úp xuống.
ENCHOSEN:
Hiệp phụ của trận đấu: TTC bắt đầu lại trận đấu bằng lệnh "Shobu hajime".
AIUCHI:
Các đòn ăn điểm cùng lúc: sẽ không tính điểm cho cả hai VĐV, TTC sẽ đưa hai nắm đấm đối nhau ở trước ngực.
AKA (SHIRO) NOKACHI:
VĐV đeo đai đỏ (xanh) thắng cuộc: TTC giơ thẳng tay chếch lên trên về phía bên VĐV thắng cuộc.
AKA (SHIRO) SANBON:
VĐV đeo đai đỏ (xanh) ghi điểm 3 điểm: TTC giơ tay chếch lên trên 45° về phía VĐV ghi điểm.
AKA (SHIRO) NIHON:
VĐV đeo đai đỏ (xanh) ghi được 2 điểm: TTC giơ ngang tay bằng tầm vai về phía VĐV ghi điểm.
AKA (SHIRO) IPPON:
VĐV đeo đai đỏ (xanh) ghi được điểm: TTC giơ tay chếch xuống dưới 45° về phía VĐV ghi điểm.
CHUKOKU:
Nhắc nhở lần đầu trong khung hình phạt loại 1 (C1) hoặc loại 2 (C2): Đối với vi phạm thuộc vào lỗi C1, TTC xoay về phía VĐV vi phạm và để tay bắt chéo trước ngực, còn đối với vi phạm lỗi C2 thì TTC sẽ dùng ngón tay chỏ chỉ vào mặt VĐV vi phạm.
KEIKOKU:
Cảnh cáo và phạt 1 điểm: TTC sẽ chỉ ra vi phạm loại C1 hay C2 rồi chỉ ngón tay chỏ chếch xuống dưới 45° về phía VĐV vi phạm và cho VĐV kia điểm Ippon (1 điểm).
HANSOKU CHUI:
Cảnh cáo và phạt 2 điểm: TTC sẽ chỉ ra vi phạm loại C1 hay C2 rồi chỉ ngón tay chỏ ngang thẳng về phía VĐV vi phạm và cho VĐV kia điểm Nihon (2 điểm).
HANSOKU:
Truất quyền thi đấu: TTC sẽ chỉ ra vi phạm loại C1 hay C2 rồi chỉ ngón tay chỏ chếch lên trên 45° về phía VĐV vi phạm và tuyên bố VĐV kia thắng cuộc.
JOGAI:
Ra ngoài thảm đấu: TTC chỉ ngón tay chỏ ra vạch biên phía VĐV vi phạm để chỉ cho các TTP thấy rằng VĐV đó đã ra ngoài thảm đấu.
SHIKKAKU:
Truất quyền thi đấu "rời khỏi thảm": TTC trước tiên sẽ chỉ tay chếch lên 45° về phía VĐV vi phạm rồi chỉ ra ngoài và về phía sau bằng việc hô "Aka (Shiro) Shikkaku" rồi tuyên bố cho VĐV kia thắng cuộc.
KIKEN:
Bỏ cuộc: TTC chỉ chếch xuống dưới 45° về phía vạch ban đầu của VĐV.
MUBOBI:
Tự gây nguy hiểm:TTC chạm bàn tay (lòng bàn tay xoay vào trong) vào mặt mình, đưa đi đưa lại để chỉ cho các TTP thấy rằng VĐV đang tự gây nguy hiểm cho chính mình.